Ảnh hưởng của mùi hôi chuồng trại đến sức khỏe vật nuôi

Xung quanh các trang trại chăn nuôi heo, gà, bò,… chúng ta thường bắt gặp những mùi hôi thối rất khó chịu. Không những thế, sự ảnh hưởng của mùi hôi chuồng trại đến sức khỏe của vật nuôi là rất lớn. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tác nhân gây ra mùi hôi xung quanh chuồng trại chăn nuôi nhé!

ảnh hưởng của mùi hôi chuồng trại

Nguồn gốc mùi hôi của trang trại chăn nuôi

Khí thải trong các trang trại chăn nuôi được tạo ra từ quá trình lên men phân hủy phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa,… Cường độ mùi phụ thuộc vào mức độ thông thoáng của chuồng nuôi, tình trạng vệ sinh, mật độ nuôi và các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm.

Thành phần các chất khí trong chuồng nuôi cũng biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ, thành phần thức ăn, hệ thống vi sinh vật và sức khỏe của vật nuôi. NH3 và H2S được hình thành chủ yếu từ quá trình phân hủy của phân do các vi sinh vật gây mùi hôi, ngoài ra NH3 còn được sinh ra từ sự phân giải urê từ nước tiểu. Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất thải hữu cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Khí sinh ra chủ yếu là NH3, H2S, CH4 và CO. Các loại khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi như thế nào?

Ảnh hưởng của mùi hôi chuồng trại đến sức khỏe vật nuôi


Khí NH3 từ hoạt động chăn nuôi heo, bò

Trong hoạt động chăn nuôi heo, bò, lượng nước tiểu sinh ra chủ yếu là khí NH3. Tùy vào nồng độ khí khác nhau mà tác hại của nó đến sức khỏe của vật nuôi cũng khác nhau. Chất khí này ở nồng độ cao kích thích mạnh lên niêm mạc, mắt, mũi, đường hô hấp dễ dị ứng tăng tiết dịch, hay gây phỏng do phản ứng kiềm hóa kèm theo tỏa nhiệt, gây co thắt khí quản và gây ho. Đặc biệt, nó có thể hủy hoại đường hô hấp, từ phổi vào máu, lên não gây nhức đầu và có thể dẫn đến hôn mê. Cụ thể như sau:

  • Đối với gia súc: Nồng độ NH3 > 10ppm làm gia tăng tỷ lệ gia súc bị ho, khi NH3 từ 50ppm -100ppm làm giảm tăng trọng/ ngày: 12-13%. Nếu nồng độ NH3 từ 61ppm sẽ làm giảm 5% lượng ăn.
  • Đối với gia cầm: Nồng độ NH3 > 30ppm làm giảm sản lượng trứng, thịt và gây viêm phổi.
  • Đối với con người: Tiếp xúc liên tục với nồng độ NH3 > 6-20ppm sẽ gây ngứa mắt, khó chịu ở đường hô hấp.

Khí H2S từ hoạt động chăn nuôi

H2S là khí không màu, mùi trứng thối, được sinh ra trong quá trình khử các amin chứa lưu huỳnh trong thời kỳ ủ phân, lưu trữ và xử lý kị khí chất thảiH2S là khí kích thích và gây ngạt. Các phản ứng kích thích trực tiếp vào mô gây viêm màng kết. Hít phải H2S sẽ gây kích thích đối với toàn bộ cơ quan hô hấp và có thể mắc các bệnh về phổi.

Ở 1.500 – 3.000 mg/m3, H2S sẽ hấp thụ từ phổi vào máu gây thở gấp và kìm hãm hoạt động hô hấp. Ở nồng độ cao hơn, H2S ngay lập tức làm tê liệt trung tâm hô hấp. Thông thường nạn nhân sẽ chết do ngạt thở trừ khi được hô hấp nhân tạo kịp thời. Đây là ảnh hưởng độc hại đáng chú ý nhất của độc tính cấp của Hydrosulphur theo đường hô hấp cao, sự kích thích mắt xảy ra ở nồng độ 15-30 mg/m3.

Qua đây, chúng ta thấy rằng mùi hôi chuồng trại sẽ làm cho vật nuôi dễ bị bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Vì thế, việc xử lý triệt để mùi hôi chuồng trại chăn nuôi là điều rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của vật nuôi.

Chia sẻ bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

viVI