Nước thải chế biến thủy sản – Đặc điểm và giải pháp xử lý

Đã từ lâu, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu luôn là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Nó tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tốt đẹp đó là nguy cơ làm tổn hại đến môi trường. Nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều yếu tố có thể làm ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý tốt.

Xu ly nuoc thai che bien thuy san - Envi Eco

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản

Nước thải trong các nhà máy chế biến thủy sản phát sinh từ các công đoạn trong dây chuyền chế biến sản phẩm. Bắt đầu từ khâu sơ chế nguyên liệu, đến công đoạn giết mổ, công đoạn chế biến, vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Nước thải ở mỗi công đoạn có mức độ nhiễm bẩn khác nhau. Nếu không được xử lý tốt nó có thể sẽ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nước thải trong quá trình chế biến thủy sản chứa rất nhiều tạp chất. Nhưng phần lớn là protein, chất béo, các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng. Nhìn chung thì nước thải có những đặc tính như sau:

Nồng độ chất hữu cơ cao

Các chất hữu cơ có trong nước thải chủ yếu là cacbonhydrat, protein, chất béo. Các chất này dễ bị phân hủy trong nước tạo ra các sản phẩm trung gian. Nó làm cho hàm lượng BOD và COD cao. Và nó cũng làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động thực vật sống dưới nước. Ngoài ra, nó còn làm giảm hiệu quả làm sạch nguồn nước của các nhà máy xử lý nước. Kết quả là chất lượng nước cấp sinh hoạt và công nghiệp không được đảm bảo.

nước thải chế biến thủy sản có chất hữu cơ cao

Chất rắn lơ lửng (TSS) cao

Chất rắn lơ lửng trong nước thải khá cao. Nguyên nhân là do các vụn thủy sản và bùn cát bị cuốn theo trong quá trình sơ chế nguyên liệu và vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu và tảo. Đây là nguyên nhân làm cho nước bị đục hoặc màu. Nếu quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra H2S, CO2, CH4 . Các khí này gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật trong nước.

chất rắn lơ lửng cao

Ngoài ra, chất rắn lơ lửng còn gây ra hiện tượng bồi lắng lòng sông. Ảnh hưởng đến sự lưu thông của nước và các tàu thuyền.

Nồng độ Nitơ (N) và Phốtpho (P) cao

Nồng độ các chất nitơ và phốtpho trong nước thải cao do quá trình sơ chế và chế biến thủy sản gây ra. Điều này làm cho tảo phát triển mất kiểm soát, đến mức giới hạn tảo sẽ chết. Quá trình phân hủy tảo gây ra hiện tượng thiếu oxy trong nước làm cho các thủy vực cũng chết theo. Điều này làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật ở tầng dưới.

mùi hôi và nồng độ nito, photpho cao

Nước thải chế biến thủy sản có mùi hôi tanh

Mùi hôi này là khí H2S, NH3 phát sinh từ quá trình phân hủy các hợp chất protid và axit béo trong các loại thủy sản. Mùi hôi này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hơn nữa, nếu hàm lượng khí NH3 từ 1.2 đến 3 mg/l sẽ làm chết các loài thủy sản đang sống trong nước.

Giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hiện nay có rất nhiều giải pháp để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, giải pháp vi sinh là giải pháp tối ưu nhất. Bởi vì giải pháp này sử dụng các vi sinh vật để xử lý tận gốc của vấn đề và thân thiện với môi trường. Các vi sinh vật sẽ được bổ sung vào các bể xử lý nước thải cụ thể như sau:

Bể UASB

Trước khi đi vào bể UASB, nước thải từ bể điều hòa đi qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng để xử lý các hợp chất hữu cơ có độ ô nhiễm cao. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí phân giải các hợp chất hữu phức tạp thành các chất CO2, CH4, H2S, NH3. Phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình này như sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

vi sinh xử lý kỵ khí EnviZyme Anaerobic 1

Chỉ số BOD, COD trong nước thải cũng giảm từ 60% – 80%. Trong giai đoạn này chúng ta cần bổ sung thêm vi sinh kỵ khí EnviZyme Anaerobic vào bể UASB. Nó thúc đẩy quá trình hình thành khí methane và các sản phẩm khác trong giai đoạn thủy phân, acetate hóa và acid hóa.

Bể Anoxit

Tại đây, vi sinh thiếu khí sẽ giúp khử photpho và nito triệt để hơn thông qua quá trình Photphoryl hóa và Nitrat hóa. Bể Anoxit được lắp thiết bị khuấy trộn để tránh hiện tượng lắng cặn và giúp vi sinh tiếp xúc nhiều hơn với các chất hữu cơ.

Trong quá trình Nitrat hóa, vi khuẩn Pseudomonas và Clostridium khưt nitrat và nitrit thành khí nito. Khí nito sau đó thoát ra khỏi mặt nước và bay vào không khí. Tiến trình bay hơi của nito như sau:

NO3 → NO2 → NO →   N2O (g) → N2

Khi khởi động lại hệ thống cần bổ sung vi sinh xử lý ammonia vào bể Anoxit. Vi sinh này giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nito trong bể.

Bể Aerotank

Trong bể Aerotank được lắp đặt máy thổi khí để cung cấp đủ oxy cho vi sinh hiếu khí hoạt động. Đồng thời nó cũng giúp cho bùn hoạt tính luôn ở trong trạng thái lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành nước và khi cacbonic và tạo ra tế bào mới. Ngoài ra, vi sinh vật còn thực hiện quá trình hô hấp nội sinh để tạo ra năng lượng. Quá trình thực hiện như sau:

C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + ΔH

vi sinh xlnt sx giấy EnviZyme WW4 3

Khi khởi động lại hệ thống cần bổ sung thêm vi sinh hiếu khí EnviZyme Aerobic và EnviZyme Ammonia để thúc đẩy quá trình xử lý trong bể hiếu khí.

Trên đây là giải pháp để xử lý nước thải chế biến thủy sản hiệu quả mà ENVI ECO đã triển khai. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay ENVI ECO nhé!

Chia sẻ bài viết

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

BÀI VIẾT LIÊN QUAN