Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới. Trung bình mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải được thải ra môi trường. Điều này, đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ ở môi trường mà còn là sức khỏe của người dân sống ở các khu vực gần đó. Đặc biệt, mùi hôi của rác thải là tác nhân thầm lặng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Vấn đề xử lý rác thải đang là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Trong đó, việc phát thải khí gas tại các bãi chôn lấp rác thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Vì đây là loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải nói chung và xử lý mùi hôi nói riêng.
Nguyên nhân gây ra mùi hôi rác thải
Rác thải được chia thành 2 nhóm chính: nhóm vô cơ và nhóm hữu cơ. Trong đó, rác thải hữu cơ là loại rác thải dễ phân hủy. Còn nhóm rác thải vô cơ thì hoàn toàn ngược lại. Khi phân hủy dưới ánh nắng mặt trời và sự tác động của một số loài vi khuẩn sẽ tạo ra khí hydrogen sulfide (H2S). Đây là loại khí có mùi trứng thối. Nó ảnh hưởng rất mạnh đến hệ thần kinh của con người.
Tác hại của mùi hôi rác thải
Tác hại của mùi hôi rác đến sức khỏe con người
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp hoặc sống trong môi trường có các khí độc như CO, NH3, CH4, H2S. Đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng được chia thành nhiều cấp độ. Cấp độ này được đo lường theo lượng thời gian tiếp xúc và mức độ chịu đựng của cơ thể trước mùi hôi thối. TS Nguyễn Ngọc Minh (giảng viên bộ môn tai – mũi – họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết việc ảnh hưởng thông thường được chia thành 3 mức độ.
Mức độ tối cấp
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian ngắn nhưng có biểu hiện hoa mắt, đau đầu, nôn ói, khó thở, suyễn, suy hô hấp. Vấn đề này thường gặp ở những người dễ mẫn cảm như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người lần đầu tiên ngửi mùi hôi…
Mức độ cấp tính
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian tương đối dài, gây viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới gây ho, khạc đờm nhớt, sổ mũi. Vấn đề này thường gặp ở những hộ dân buộc phải sống trong khu vực có không khí ô nhiễm.
Mức độ mãn tính
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian dài, gây ra các bệnh mãn tính như xơ phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, nám phổi, lao phổi, thậm chí bội nhiễm ápxe phổi. Vấn đề này thường gặp ở những công nhân vệ sinh cầu cống…
Ngoài ra, bãi rác còn là nơi lý tưởng để cho những sinh vật mang mầm bệnh nguy hiểm trú ngụ như: côn trùng, ruồi, chuột. Đây là những vật chủ trung gian không chỉ gây dịch bệnh cho con người mà còn cho gia súc. Một số căn bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi truyền bệnh, bệnh dịch hạch do chuột, bệnh sốt vàng da do ruồi,… Hơn thế nữa, trong những bãi rác, còn là nơi tồn tại và sinh sôi của những vi khuẩn có hại như: vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, trứng giun đũa.
Giải pháp xử lý mùi hôi rác thải
Ở những khu vực bị tác động bởi mùi hôi từ rác thải, chúng ta có thể xử lý bằng hình thức đóng cửa và sử dụng các sản phẩm khử mùi trong nhà. Hoặc trồng hàng cây để ngăn mùi ở các khu dân cư. Ngoài ra, giải pháp vi sinh xử lý mùi hôi rác thải – EnviZyme ODO L1 cũng là một trong những giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trên. Bởi vì, sản phẩm có chứa các chủng vi sinh có lợi và các chất xúc tác sinh học. Giúp thúc đẩy khả năng phân hủy và loại bỏ các tác nhân gây mùi, nhờ các công nghệ mới nhất trong vi sinh và hóa học. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên không gây hại đối với con người và vật nuôi cũng như không ăn mòn kim loại.
Trên đây là giải pháp để xử lý mùi hôi rác thải hiệu quả mà ENVI ECO đã triển khai cho các bãi rác. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay ENVI ECO nhé!